mayanh_stroke_quickmenu yte_stroke_quickmenu yte_quickmenu tivi_stroke_quickmenu oto_stroke_quickmenu event phukiencongnghe3_quickmenu arrow location diemthuong buy top bubbles2 eye tag luotmua iconview diemtichluy phone data clock settings calendar check money suitcase comment_30x30 blocked file-text2 car-white invitation3-200-mobile giay1_stroke_quickmenu giaydep shoping-flow-xacnhan-line shoping-flow-da-xac-nhan-line shoping-flow-dangvanchueyn-line shoping-flow-dagiaohang-line shoping-flow-xacnhan shoping-flow-da-xac-nhan shoping-flow-dangvanchueyn shoping-flow-dagiaohang line shoping-flow-hoantat-line shoping-flow-hoantat angle-up angle-down close may-anh-may-quay-phim close email password fb g+ 111

CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MKC

 CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MKC

Giường gấp văn phòng, giường gấp đa năng, Giường gấp Hàn Quốc, Giường bệnh nhân, Sofa beb 2in1, Sofa giường giá rẻ, Sofa phòng khách, rèm trang trí, giấy dán tường nhập khẩu, nội thất văn phòng, sofa giường giá rẻ, noithatkt, Nội thất KT, Tư vấn thiết kế, trang trí nội thất, Rèm vải, Rèm sáo, Rèm Gỗ, Rèm lá, Rèm văn phòng, Giấy dán tường Hàn Quốc, Giấy dán tường Đức, Giấy dán tường cao cấp, Tấm ốp 3D, Tấm ốp 3D giá rẻ
17-09-2015 Toàn Quốc
 
Thông tin Liên hệ

Dự báo xu hướng thị trường thế giới mây tre lá đến năm 2015 - Phần 2

17-09-2015

Hàng mây tre lá là sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lợi thế về nguyên liệu và tay nghề đan lát. Hàng mây tre lá nằm rải rác ở khắp toàn quốc, trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, khu vực miền Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông ... Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này, bài viết dưới đây xin giới thiệu một số xu hướng trên thị trường thế giới đến năm 2015:

Hàng mây tre lá là sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lợi thế về nguyên liệu và tay nghề đan lát. Hàng mây tre lá nằm rải rác ở khắp toàn quốc, trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, khu vực miền Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông ... Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này, bài viết dưới đây xin giới thiệu một số xu hướng trên thị trường thế giới đến năm 2015:
  • Sự gia tăng trong bán hàng trực tuyến (online).
    Xu hướng bán hàng trực tuyến cho hầu hết các nhóm hàng, trong đó có hàng trang trí gia dụng đang gia tăng, tuy nhiên, với đặc tính của hàng thủ công, việc nhìn qua hình ảnh không thay thế được việc xem hàng và cảm nhận trực tiếp, việc bán hàng thông qua các cửa hàng với không gian thực tế vẫn giữ vai trò quan trọng. Hầu hết các sản phẩm lớn như nội thất, đèn trang trí, việc bán hàng trực tuyến có tỷ lệ thấp hơn so với những hàng gia dụng nhỏ, có giá trị thấp.
     
    • Sự cạnh tranh về nguồn cung cấp hàng trong tương lai vẫn là ở Châu Á.
    Các nước sản xuất hàng thủ công đều thấy rõ sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng và là một trong những nhà cung cấp có khả năng điều phối thị trường do sự cạnh tranh về giá và công nghệ sản xuất. Trong tương lai, Trung Quốc có thể hướng tới cạnh tranh bằng thông qua cải thiện thiết kế sản phẩm, tuy nhiên hiện tại Trung Quốc chỉ mạnh đối với các sản phẩm được sản xuất hàng loạt với quy mô lớn mang tính công nghiệp, đối với những sản phẩm tinh tế hơn được làm thủ công ở các nước đang phát triển thì Trung Quốc sẽ phải nhường bước. Những sản phẩm thủ công tinh xảo này sẽ nằm trong phân khúc thị trường cao cấp, dành cho các nước như Việt Nam, Ấn Độ… 

    Mặc dù chúng ta nhìn thấy sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc do họ có quá nhiều lợi thế, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn không thể áp đảo cạnh tranh. Các khách nhập khẩu hiện nay có xu hướng tìm mua hàng từ các nước đang phát triển ở ngoài Trung Quốc với rất nhiều lý do khác nhau: cần đa dạng hóa sản phẩm, cần mua số lượng thấp hơn và tốc độ vòng quay đơn hàng nhanh hơn, hoặc đơn giản là sự nhàm chán đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
     
    • Vai trò của hội chợ được duy trì và củng cố
    • Với sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin, nhiều người cho rằng họ có thể tìm mua hàng thông qua mạng và tìm mua trực tiếp từ nhà sản xuất mà không cần phải tìm đến hội chợ triển lãm. Một số cũng cho rằng ngày nay có quá nhiều hội chợ được tổ chức với thời gian rất gần nhau, cả nhà trưng bày và người mua đều không thể tham gia hết, và họ phải  lựa chọn kỹ càng trong việc tham dự hội chợ và thăm quan hội chợ. Hầu hết người tham gia hội chợ chỉ tham dự một vài hội chợ chất lượng trong năm, và thời điểm nhiều người quan tâm nhất thường là vào đầu năm. Họ chỉ tham dự những hội chợ có tiếng như New York International Gift Fair, America’s Mart ở Atlanta, Ambiente ở Frankfurt. Tuy nhiên, nhiều khảo sát cho thấy việc tham dự hội chợ vẫn rất quan trọng. Thông qua hội chợ, người mua, người bán có thể thấy được, cảm nhận được và so sánh được các sản phẩm khác nhau tại một thời điểm nhất định trong một địa điểm nhất định. Họ không chỉ tham gia hội chợ để mua bán hàng, mà điều quan trọng là họ có thể thấy được các xu hướng mới của thị trường, cũng như là đánh giá được các đối thủ cạnh tranh …
     
    • Mối quan tâm về trách nhiệm xã hội và môi trường ngày càng tăng.
    Trong những năm gần đây, các nhà nhập khẩu có xu hướng quan tâm đến chính sách đãi ngộ công nhân, sự chăm sóc về sức khỏe, điều kiện làm việc, môi trường sống của công nhân và chính sách sản xuất phát triển bền vững của các nhà sản xuất ở các nước Châu Á. Mối quan tâm này sẽ ngày càng tăng, và là xu hướng rõ nét trong thập kỷ tới. Các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng ở Châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản sẽ ngày càng quan tâm tới nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ở các nhà máy đảm bảo và tuân thủ được các trách nhiệm xã hội và trách nhiệm môi trường. Việc này đòi hỏi nỗ lực rất nhiều từ phía nhà sản xuất khi mà họ phải nâng cấp môi trường sản xuất, quan tâm nhiều hơn tới người lao động và điều kiện làm việc.
    May_tre_la_the_gioi_2015_-_4
     
    • Phát triển nhóm dịch vụ thiết kế tại một số quốc gia để tăng tính cạnh tranh.
    Tại Việt Nam, nhóm thiết kế hầu như chưa phát triển mặc dù đã có một số trường đào tạo về thiết kế. Chưa có các thống kê cụ thể nhưng đa số ý kiến đều cho rằng trên 80% sản phẩm thiết kế trong nhóm hàng TCMN mây tre đan của Việt Nam được cung cấp bởi khách hàng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thuần túy gia công, bán nguyên liệu và sức lao động chứ chưa tạo ra được các giá trị gia tăng thực thụ. Do thiếu thiết kế, các doanh nghiệp và làng nghề thường sao chép lại mẫu mã của nhau, làm cho sự cạnh tranh tiêu cực trong nội bộ nhóm ngày càng khốc liệt hơn và gây ra sự suy giảm toàn chuỗi giá trị của nhóm.
     
    • Phát triển thương mại công bằng.

    Thương mại công bằng đã và đang phát triển mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, thương mại công bằng ở Việt Nam chưa được phát triển. Khái niệm về thương mại công bằng còn khá mới mẻ, số lượng các tác nhân tham gia vào thương mại công bằng còn rất ít, đặc biệt là sự tham gia của các nhóm dân tộc thiểu số. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ có sáu công ty thương mại công bằng[1] và một Tổ chức Hỗ trợ thương mại công bằng[2] trực thuộc tổ chức Thương mại công bằng Thế giới WFTO. Các doanh nghiệp và tổ chức này mới đáp ứng và hỗ trợ một phần cho sự phát triển của ngành mây tre lá.


    Tuy chưa có chính sách xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam nhưng thương mại công bằng cũng góp phần đặt nền tảng cho các những quy định trách nhiệm xã hội cho thương mại quy ước như không sử dụng lao động trẻ em, không ảnh hưởng đến môi trường, v.v... -là những nguyên tắc được đông đảo công ty và tập đoàn trên thế giới áp dụng. Mục tiêu tối cao nhất của thương mại công bằng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động thông qua đối tác kinh doanh giữa nhà sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng. Thương mại công bằng hướng đến việc “trả công cho người lao động càng nhiều càng tốt” thay vì “càng ít càng tốt”. Với sự gia tăng nhận thức của khách hàng quốc tế cũng như xu hướng phát triển hướng đến sản phẩm có tính trách nhiệm xã hội, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, thương mại công bằng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ở Việt Nam trong thời gian tới. (Hết)

     
    x