mayanh_stroke_quickmenu yte_stroke_quickmenu yte_quickmenu tivi_stroke_quickmenu oto_stroke_quickmenu event phukiencongnghe3_quickmenu arrow location diemthuong buy top bubbles2 eye tag luotmua iconview diemtichluy phone data clock settings calendar check money suitcase comment_30x30 blocked file-text2 car-white invitation3-200-mobile giay1_stroke_quickmenu giaydep shoping-flow-xacnhan-line shoping-flow-da-xac-nhan-line shoping-flow-dangvanchueyn-line shoping-flow-dagiaohang-line shoping-flow-xacnhan shoping-flow-da-xac-nhan shoping-flow-dangvanchueyn shoping-flow-dagiaohang line shoping-flow-hoantat-line shoping-flow-hoantat angle-up angle-down close may-anh-may-quay-phim close email password fb g+ 111

Mỹ Nghệ Gia Lai

 Mỹ Nghệ Gia Lai

03-06-2013 Gia Lai
 
Thông tin Liên hệ
Phật Quan Âm gỗ đổi màu (PQA103)
Gia Lai 1869 03-06-2013 14:31
89000008.900.000 đ
 
  • Chi tiết sản phẩm

Tượng gỗ Phật Quan Âm (gỗ đổi màu, cao 42cm) do nghệ nhân tạc tinh xảo làm bằng gỗ quý đổi màu gỗ này có khả năng đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ. Ban đầu gỗ có màu trắng xám nhạt, nhưng để lâu sẽ chuyển dần sang màu xanh bích đậm với vẻ ngoài bóng đẹp như đồng, như đá, như sừng, nhưng vẫn nổi rõ đường vân với hoa văn đẹp như thủy tùng

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán.

Phat Quan Am moi Tuong Phat Quan Am

Gỗ đổi màu me Quan Am

Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bố Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quán Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

 
x