mayanh_stroke_quickmenu yte_stroke_quickmenu yte_quickmenu tivi_stroke_quickmenu oto_stroke_quickmenu event phukiencongnghe3_quickmenu arrow location diemthuong buy top bubbles2 eye tag luotmua iconview diemtichluy phone data clock settings calendar check money suitcase comment_30x30 blocked file-text2 car-white invitation3-200-mobile giay1_stroke_quickmenu giaydep shoping-flow-xacnhan-line shoping-flow-da-xac-nhan-line shoping-flow-dangvanchueyn-line shoping-flow-dagiaohang-line shoping-flow-xacnhan shoping-flow-da-xac-nhan shoping-flow-dangvanchueyn shoping-flow-dagiaohang line shoping-flow-hoantat-line shoping-flow-hoantat angle-up angle-down close may-anh-may-quay-phim close email password fb g+ 111

Mỹ Nghệ Gia Lai

 Mỹ Nghệ Gia Lai

03-06-2013 Gia Lai
 
Thông tin Liên hệ
Trĩ Trúc
Gia Lai 1425 03-06-2013 15:43
900000900.000 đ
 
  • Chi tiết sản phẩm

Trĩ Trúc

•  Cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ nhỏ.

• Chim trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Xem trống đồng Ngọc Lữ thì nhận ra ngay chim là vật tổ của dân Việt cổ. Từ ngàn dặm xa mang chim đi tặng, tức là mang văn hóa của mình để giới thiệu với người phương Bắc. Đây cũng là một điểm chính để nói đến sự khác biệt của hai nền văn hóa.

 

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện chim trĩ trắng

Vào đời Chu Thành Vương (1), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng (2). Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được. Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”. Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?, người Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nên tới đây vậy”. Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người. Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy rồi cho về. Người Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho 5 cỗ xe, đều chế tạo cho hướng về phương Nam. Người Việt Thường nhận lấy mà đi theo hướng biển nước Phù Nam, Lâm Ấp (3), đi một năm thì về tới nước. Cho nên, xe chỉ nam thường dùng để đi trước đưa đường. Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, chưa có văn hiến, nên bỏ trống không chép (4).

Chú thích:
1) Chu Thành Vương, vua nhà Tây Chu, Trung Quốc, lên ngôi từ năm 1055 đến năm 1021 trước Công Nguyên.
2) Sách Việt Sử Lược chép rằng: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, bộ lạc Việt Thường Thị (người Việt Thường) mới đem dâng chim trĩ trắng. Sách Xuân Thu gọi đất này là Khuyết Địa, sách Đái Ký gọi là Điêu Đề…”.
3) Phù Nam: Phù Nam là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17 – thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai – Đa Đảo [Wikipedia].
4) Bản A 2914 chép rằng: “Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi chưa khai hóa, không có việc triều chính, không có chính cương, nên không chép vậy.

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)
.

Bình:

• Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau–Chu Thành Vương và sứ giả Việt Thường của Văn Lang ngôn ngữ bất đồng đến mức phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được.

Và Chu thành Vương phải hỏi sứ giả Việt Thường về phong tục hàng ngày của người Việt (cắt tóc ngắn, để đầu trần, xâm mình, đi chân đất), tức là vua Chu chẳng biết tí gì về Việt.

Lại hỏi sứ giả “Tại sao tới đây?”, tức là giữa hai nước từ xưa đến nay chẳng có liên hệ giao hảo gì cả.

Chu Thành Vương còn nói: “Đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”, tức là từ xưa nay nhà Chu chẳng có một tí ân đức nào với Văn Lang cả, nhấn mạnh thêm sự cách biệt giữa hai nước.

• Chim trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Xem trống đồng Ngọc Lữ thì nhận ra ngay chim là vật tổ của dân Việt cổ. Từ ngàn dặm xa mang chim đi tặng, tức là mang văn hóa của mình để giới thiệu với người phương Bắc. Đây cũng là một điểm chính để nói đến sự khác biệt của hai nền văn hóa.

• Và mang chim đi tặng là vì muốn đi tìm thánh nhân ở Trung Quốc, đó là đi tìm đạo để học, chứ không phải là thần dân đi triều cống.

Đây là trao đổi văn hóa–mang văn hóa của mình đi tặng, để tìm học văn hóa của người.

• Vì hai nước cách biệt nên Chu Công nói: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình… Còn nhớ Hoàng Đế nói rằng: ‘Giao Chỉ xa xôi ở cõi NGOÀI, không được xâm phạm đến.’”

• Tất cả những điều trên đây đều nhấn mạnh một điểm: Người Việt không thuộc Trung quốc. Người Việt là một quốc gia độc lập, ngoài Trung quốc, có văn hóa riêng ngang hàng với Trung quốc để có thể trao đổi văn hóa, Trung quốc không được xâm phạm nước của người Việt.

• Người Việt Thường quên đường về: Quên đây không có nghĩa là không biết đường về, vì đã đến được là về được. Quên đây có lẽ là biểu tượng của sự bám rễ của nền văn mình bạch trĩ của Việt Thường trên đất Bắc, và vua phương Bắc không thích thế, cho nên mới tìm cách mời về cho nhanh, bằng cách cho 5 chiếc xe với kim chỉ nam chạy thẳng về Nam.

(Thời Chu Thành Vương người Trung quốc chưa khám phá ra kim chỉ nam, có lẽ là cũng phải 600 năm đến 1000 năm sau đó kim chỉ nam mới được biết đến ở Trung quốc. Nhưng các sai lầm như thế này là chuyện rất thường xuyên trong các truyện cổ).

 
x