Sai lầm 7: Chất lượng ánh sáng LED không tốt
Phần lớn người tiêu dùng không có nhiều kiến thức về LED vẫn hiểu đơn giản LED chiếu sáng chỉ là một dạng đèn tín hiệu và có đôi chút hoài nghi về chất lượng ánh sáng. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, đèn LED đạt độ hoàn màu (CRI) trên 80.
Sai lầm 1: Tuổi thọ của LED là vĩnh cửu
Cũng
như các sản phẩm chiếu sáng khác, đèn LED cũng suy giảm quang thông
theo thời gian. Tuy nhiên, thời gian này dài hơn gấp nhiều lần so với
các sản phẩm truyền thống. Tuổi thọ đèn LED thường được công bố khoảng
50,000 giờ tùy theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Có đơn vị còn công bố
tuổi thọ lên đến 100,000 giờ nhưng thực chất đó là tuổi thọ linh kiện,
khi tích hợp thành thành phẩm, tuổi thọ 50,000 giờ là sản phẩm đạt chất
lượng tốt.
Sai lầm 2: LED không đủ sáng
Nếu
so sánh về lượng quang thông phát ra, đèn LED có vẻ yếu thế hơn các
loại đèn truyền thống. Nhưng quang thông lại không phải là một chỉ số
tốt để đo lượng ánh sáng hiệu dụng. Bởi lẽ, chỉ số này chưa tính được
phần ánh sáng tổn thất cũng như bề mặt vật liệu nhận ánh sáng. Chỉ số độ
rọi (lm/m2 – lux) tính đến lượng quang thông trên một đơn vị diện tích
sẽ cho giá trị thực tế hơn.
Các sản phẩm huỳnh quang và sợi đốt phát
sáng theo mọi hướng nên không đảm bảo lượng quang thông lý thuyết đến bề
mặt khả dụng. Lượng ánh sáng tiêu hao lên đến 30% kể cả hỗ trợ của
chóa, lens kính… Đối với LED chiếu sáng, chip LED, thân đèn, lens kính…
được sản xuất hợp nhất, không tách riêng từng phần. Hơn nữa, ánh sáng
LED có định hướng. Do đó, nếu xét về độ rọi, LED không hề thua kém sản
phẩm thông thường nào thậm chí trong một số trường hợp còn tỏ ra vượt
trội hơn hẳn trong khi tiêu thụ điện năng ít hơn nhiều lần.
Sai lầm 3: Đèn LED trắng có thể sản sinh ra 150 lumen trên 1 Watt điện
Khi
được kiểm tra và test trong điều kiện phòng thí nghiệm, chip LED cho
chỉ số hiệu suất phát quang đo được là rất cao. Tuy nhiên, khi xét đến
hoạt động của cả bộ đèn, hiệu suất này giảm khoảng 30%, con số 70-80lm/W
là thực tế hơn cho đèn LED, với giá trị này LED vẫn đảm bảo chuẩn
ENERGY STAR
Sai lầm 4: LED 3W sẽ sáng hơn LED 1W
Đối
với đèn sợi đốt, đèn có công suất cao sẽ cho ánh sáng nhiều hơn. Điều
này đúng, vì đèn sợi đốt dùng cùng một loại vật liệu phát sáng, nên chỉ
một cách duy nhất để tăng độ sáng là tăng công suất tiêu thụ. Nhưng với
LED, tùy theo công nghệ của nhà sản xuất, vật liệu phát sáng mà cùng một
công suất, đèn có thể có độ sáng không giống nhau.
Sai lầm 5: Đèn LED không phát nhiệt
Đúng
là đèn LED không sản sinh tia hồng ngoại nên không phát nhiệt, nhưng
quá trình chuyển hóa từ điện năng thành quang năng vẫn tỏa nhiệt. Một số
đèn LED công suất lớn vẫn cần hệ thống tản nhiệt ưu việt vì lượng nhiệt
tỏa ra không nhỏ.
Sai lầm 6: Đèn LED quá tốn kém
Hiện
nay, giá LED vẫn cao hơn các sản phẩm thông thường. Nhưng xét toàn diện
về các chi phí tiền điện, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế… trong suốt thời
gian sử dụng, LED mang lại giá trị bền vững, lượng điện tiêu thụ cực
nhỏ, tuổi cao và thời gian hoàn vốn không quá 3 năm.
Sai lầm 7: Chất lượng ánh sáng LED không tốt
Phần
lớn người tiêu dùng không có nhiều kiến thức về LED vẫn hiểu đơn giản
LED chiếu sáng chỉ là một dạng đèn tín hiệu và có đôi chút hoài nghi về
chất lượng ánh sáng. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, đèn LED
đạt độ hoàn màu (CRI) trên 80.
Sai lầm 8: Đèn LED rất chói có hại cho mắt
Chip
LED đúng là rất chói, nhưng độ chói của bộ đèn LED phụ thuộc vào công
nghệ của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, đèn LED sử dụng nguồn DC, nên không
nhấp nháy gây hại cho mắt. Do vậy, đèn LED không những không gây hại mà
còn rất có lợi cho mắt khi sử dụng.
Theo FawooKiDi