CÔNG DỤNG VÀ TÍNH NĂNG CỦA MÁY TOÀN ĐẠC
1. Tính năng đo góc của máy toàn đạc điện tử.
-
Trong công tác trắc địa, phương pháp đo góc khá quan trọng lúc thi công. Đo góc bao gồm góc đứng và góc bằng.
-
Góc đứng dùng để tính toán chênh cao giữa các điểm, để từ đó có thể tính toán cao độ các điểm đo.
-
Gó bằng dùng để đo bóp ke, bẻ góc vuông, hoặc góc bất kỳ.
-
Nhờ phương pháp đo góc, người dùng có thể bóp ke góc vuông, bẻ các điểm trục giao nhau, đo bố trí tim trục….
-
Đo góc trong đường truyền, lưới tọa độ…
2. Đo khoảng cách.
-
Để biết khoảng cách 2 điểm cách xa nhau, cách nhau bởi con sông, gò đất… ta không thể dùng các phương pháp đo truyền thống để kiểm tra được, vì như thế không đảm bảo được độ chính xác, khi đó ta dùng máy toàn đạc để đo khoản cách 2 điểm đó.
-
Đo khoảng cách trong đường truyền, lưới khống chế,..
3. Đo cao độ trên máy toàn đạc điện tử
-
Cao độ thường được dẫn truyền bằng thiết bị chuyên dụng là máy thủy bình. Tuy nhiên, trong quá trình đo khảo sát, hiện trạng, người dùng có thể sử dụng máy toàn đạc để đo đạc tính toán luôn cả cao độ.
-
Mặc dù độ chính xác không phải là tuyệt đối, nhưng cũng đảm bảo nhanh chóng và dễ dàng cho thi công.
-
Ứng dụng trong đo khảo sát cao độ san lấp, đo cao độ đầu cọc,..
3. Rọc tim trục
-
Nhờ phương pháp rọc tim trục mà người dùng có thể thực hiện các công tác gửi tim trục lên gabari, kiểm tra đường thẳng của tim…
-
Phương pháp này rât dễ thực hiện, giúp thi công dễ dàng hơn.
4. Chương trình đo bố trí điểm.
-
Đây là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc.
-
Nhờ chương trình úng dụng đo bố trí điểm trên máy toàn đạc, người dùng có thể định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh chóng, chính xác.
5. Chức năng đo khảo sát của máy toàn đạc điện tử.
-
Đây là chương trình đo chi tiết thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình.
-
Số điểm khảo sát không giới hạn, bao gồm ghi và ghi nhanh lên tới 8 thông số. Mã hóa điểm khảo sát theo danh sách tự động hoặc cài đặt thủ công.
7. Đo diện tích & khối lượng
-
Đo diện tích và khối lượng nhờ đo các giá trị vị trí chiều cao các điểm khống chế, tính tự động ra diện tích & khối lượng.
8. Đường chuyền
-
Đo đạc, tính toán và hiệu chỉnh đường chuyển
-
Trong đường truyền ta kết hợp đo góc và khoảng cách.
9. Chuyền mốc tọa độ gốc về công trình
-
Nhờ máy toàn đạc mà ta có thể chuyền tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dụng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế cho công trình mà không làm sai lêch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.
10. Đo cao không với tới
-
Ta cần biết chiều cao của một cây cột, một bức tường…ta không cần phải dùng thước đo, dùng ghế hoặc dùng thang ta chỉ cần 1 chiếc máy toàn đạc là ta có thể biết chính xác chiều cao của chúng thông qua chuongw trình ứng dụng đo cao không với tới trên máy toàn đạc.
11. Đo điểm bị khuất
-
Tính thông số điểm bị che khuất nhờ phương pháo đo điểm khuất.
12. Đường cong tham chiếu
-
Xác định đường cong và kiểm tra điểm tham chiếu đến đường cong nhờ quan sát đồ họa, Chuyển điểm khảo sát, chuyển đường cong và góc nhờ định hướng qua đồ họa
13. Đo khoảng cách gián tiếp
-
Tính khoảng cách gián tiếp của một điểm bằng cách đo đến một điểm cơ sở sau đó hướng tới điểm đo gián tiếp.
-
Ví dụ khi dựng máy tại điểm A, người dùng có thể đo được khoảng cách của điểm B và C mà không cần mang máy dựng tại B và C.
-
Ứng dụng dùng trong đo trắc dọc, trắc ngang,..