Ngũ hành tương sinh :
Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh.
Ngũ hành tương sinh :
Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong quan hệ tương sinh, mỗi mệnh đều có mối quan hệ với hai mệnh khác là cái nó sinh ra và cái sinh ra nó ( ví dụ như quan hệ huyế thống mẹ con hay quan hệ vận động là Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… hay vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
Ngoài ra trong quan hệ tương sinh còn là sự hỗ trợ nhau giữ âm và dương để đi đến hòa hợp, ví dụ như khi chúng bước chân vào một căn nhà, thường chúng ta có một cảm giác ban đầu, chẳng hạn, căn nhà thấy sáng sủa, ấm cúng, hoặc căn nhà có vẻ tối tăm, lạnh lẽo. Sáng sủa, ấm cúng và tối tăm, lạnh lẽo là những gì thuộc vào hai yếu tố căn bản của Âm và Dương. Mọi vật trên quả đất này chỉ ở trong hai trạng thái, hoặc Âm, hoặc Dương.( như ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Ngày là dương, đêm là âm. Nóng là dương, lạnh là âm. Màu đỏ là dương, màu đen là âm v.v…) Âm Dương là hình thức khởi thủy của vạn vật, là hai trạng thái đối nghịch, nhưng không thể tách rời ra được, phải nương tựa vào nhau để tác động tương hỗ cho nhau. Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác gọi là tương sinh.
Ngũ hành tương khắc : (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở): Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế bìnhquân, đó là quan hệ tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…