Tượng gỗ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (cao 42cm, gỗ bách xanh hay còn gọi gỗ đổi màu) do nghệ nhân tạc tinh xảo làm bằng gỗ quý đổi màu gỗ này có khả năng đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ. Ban đầu gỗ có màu trắng xám nhạt, nhưng để lâu sẽ chuyển dần sang màu xanh bích đậm với vẻ ngoài bóng đẹp như đá, như sừng, nhưng vẫn nổi rõ đường vân với hoa văn đẹp như thủy tùng
Thích-ca Mâu-ni
Lịch sử Thích-ca Mâu-ni sinh năm 563
TCN nhưng cũng có thuyết nói sinh năm 624 TCN, con trai của một tiểu
vương thuộc dòng họ Thích-ca, ngày nay thuộc nước Nepal, gần Hi-mã-lạp
sơn. Tên thật của vị này là Tất-đạt-đa, thuộc họ Cồ-đàm, vì vậy cũng có
người gọi vị Phật này là Phật Cồ-đàm. Sau quá trình tu hành đạt đạo,
Phật này mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni nghĩa là Trí giả trầm lặng của
dòng Thích-ca (danh từ tiếng Phạn muni chỉ một trí giả, đặc biệt là trí
giả trầm mặc;tĩnh mặc). Khi muốn phân biệt vị Phật lịch sử này với Phật
tính (xem bên dưới), người ta gọi rõ tên là Phật Thích-ca.
Phật có ba nghĩa
Phật, tiếng Phạn nói đủ là Phật Đà, Trung Hoa dịch là Giác. Giác có ba nghĩa:
1. Tự giác: Như người tỉnh thức sau giấc mộng dài (đại mộng). Đây là vượt hơn phàm phu.
2. Giác tha: Đã vượt hơn Nhị thừa, vì
Nhị thừa chú trọng cho mình nhiều hơn, không có tâm lợi tha, chỉ mong tự
lợi, nên gấp ra khỏi sanh tử ba cõi. Còn Phật Như Lai chứng đắc bình
đẳng trí, được pháp tánh không, vận tâm vô duyên từ vào cảnh giới ma, độ
khắp chúng sanh, khiến họ an vui, nên gọi là Giác tha.
3. Giác hạnh viên mãn: Khác hơn Bồ
Tát, vì hàng Bồ Tát tuy khởi lòng từ độ khắp chúng sanh nhưng giác hạnh
chưa được viên mãn, chỉ có Phật, tâm cảnh đều lìa, Căn bản trí được hiển
lộ toàn vẹn, Ngũ trụ phiền não đã tận diệt, hai thứ sanh tử không còn,
ba giác đã trọn, muôn đức đã đủ, đầy đủ mười hiệu, nay chỉ nên một hiệu
là Như Lai thì mười hiệu đồng bày.
Ba đời chư Phật đã nói Pháp này; ba
đời đó là quá khứ, hiện tại và vị lai. Đức Xá Na tuy nói rằng: Chừng đầu
mảy lông nhưng thực ra ba đời chư Phật cùng thuyết, ba đời Bồ Tát cùng
học, vì sao vậy? Vì tâm là nguồn gốc của muôn pháp. Nêu tâm thì muôn
pháp đều đủ, nên Chư Phật đồng thuyết, Đại sĩ đồng học. Theo kinh Phạm
võng
Ý nghĩa của từ Phật có thể được hiểu
là: vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, một Bậc giác ngộ, Phật tính, hoặc
Thể tính tuyệt đối Bất khả tư nghị.