Nhà bếp được xem như là phong thủy của gia đình . Vì thế việc bày trí nội thất nhà bếp cũng cần được đảm bảo và linh hoạt . Cùng chonoithat.com đọc bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức trang trí phòng bếp nhà mình nhé !
1. Kệ bếp
Kệ bếp ngày nay gồm 3 phần được thiết kế chung: Bếp lò, chậu rửa chén và khu vực để pha chế thực phẩm, chế biến thức ăn.
Về căn bản, 3 phần này đều cùng nằm trên một mặt phẳng, có chiều cao bằng nhau.
Chiều cao kệ bếp: Tính từ mặt đất trở lên, thẳng đến mặt ngang của bệ bếp, kích thước từ 0,83 - 0,94m.
Bể rộng kệ bếp: Là đường thẳng của khoảng rộng nhất trên mặt bàn bếp, kích thước từ 0,47 - 0,62m. Nếu mặt bếp có hình vòng cung thì đường kính không được rộng quá 0,62m, cũng không được nhỏ hơn 0,47m.
* Vị trí đặt kệ bếp
- Không đặt kệ bếp gần cửa chính, đối diện với cửa nhà bếp.
- Không đặt kệ bếp ở giữa hai hệ thống nước.
- Không đặt kệ bếp ở vị trí mà người nấu bếp đứng quay lưng lại với cửa bếp.
• Đồ dùng nấu ăn
- Đồ dùng nấu ăn không nên treo, đặt trước cửa sổ hay dưới cửa sổ.
- Đồ dùng nấu ăn không nên đặt ở vị trí ngay dưới xà nhà.
- Không đặt đồ dùng nấu ăn ở những vị trí xung chiếu với góc tủ đựng thức ăn, góc bàn hoặc đối diện với cầu thang.
- Không treo các loại dao nhà bếp trên tường hoặc đặt ở vị trí làm lộ mũi dao ra ngoài. Tốt nhất là nên cắm dao vào những kệ cắm dao nhỏ.
• Tủ lạnh
Vị trí của tủ lạnh hoặc tủ đông chứa thực phẩm có thể bố trí ở hướng Đông Nam, hướng Nam hoặc hướng Tây.
•Quạt hút gió, hút khói
Nhà bếp hiện đại ngày nay không thể thiếu chiếc quạt hút khói. Ai cũng thấy sự cần thiết phải có của vật dụng này trong nhà bếp, nhưng lại thường quên thiết kế thêm hệ thống nạp gió cho nhà bếp.
Vì theo nguyên lý của khí lưu động lực học, khi không khí bị tống mạnh ra ngoài thì cần thiết phải có một hệ thống nạp khí để cung cấp lại tương ứng. Nên thiết kế hệ thống nạp khí thấp hơn quạt hút khói để không khí được nạp vào ở chỗ thấp để tống ra ngoài ở chỗ cao, điều này rất phù hợp, giúp cho không khí trong nhà bếp luân chuyển điều hòa và được thay đổi thường xuyên toàn bộ.
Hệ thống nạp khí có thể thiết kế theo cách đơn giản như một cửa sổ lá sách bằng gỗ hay bằng nhôm đều được, nếu có điều kiện để lắp đặt thêm một chiếc quạt thông gió thì càng tốt.
•Gương
Không treo gương trong nhà bếp để tránh gương phản chiếu hỏa khí của lửa vào thức ăn và mọi người trong gia đình.
• Cây kiểng
Nếu nhà bếp ở hướng Nam, có thể dùng cây kiểng để trang trí, điều này có tác dụng thúc đẩy thêm ý nghĩa cho sự tích trữ tài lộc may mắn trong phong thủy. Ngoài ra, nhà bếp ở hướng Nam sẽ được mặt trời chiếu vào rất mạnh. Nếu đặt thêm cây kiểng ở đây sẽ giúp cho không khí được dịu mát, có lợi cho tinh thần làm việc của người đầu bếp.
Nếu nhà bếp ở hướng Đông, trên mặt bàn gần tủ lạnh nên đặt bình hoa hồng sẽ có tác dụng giúp ích cho sức khỏe người trong nhà.
Nếu nhà bếp đặt ở hướng Tây, nên đặt ở cửa sổ các loại hoa có màu vàng kim, hoa thủy tiên. Điều này giúp trấn áp được ác khí từ ánh tà dương chiếu vào mỗi buổi xế chiều. Nếu nhà bếp ở hướng Bắc, nên đặt hoa màu hồng phấn, màu cam sẽ có tác dụng tăng thêm tính mỹ thuật cho nội thất trong nhà.
• Kỵ đặt máy giặt trong nhà bếp
Nhà bếp vốn là nơi hung cát lẫn lộn, nhưng đặt dưới góc độ ăn uống thì khí trong nhà bếp phải sạch sẽ. Vì thế, việc đặt máy trong nhà bếp là kỵ, điều này sẽ ảnh hưởng đến cát lợi của nhà bếp đối với người trong nhà.