TÍCH CỔ TỨ DÂN TRONG ĐIÊU KHẮC MỸ NGHỆ
02-04-2018
Tứ Dân bao gồm Ngư – Tiều – Canh – Mục với ý nghĩa cuộc sống sâu sắc.
Tích cổ Tứ dân bắt
nguồn từ thời phong kiến Trung Quốc với sự phân chia giai cấp rõ rệt.
Tứ dân bao gồm Ngư – Tiều – Canh – Mục ( Ngư dân, tiều phu, nông phu và
mục phu). Ý nghĩa của Tứ Dân ban đầu dùng để chỉ 4 ngành nghề chính
của người xưa. Qua những thăng trầm biến đổi của thời gian, 4 ngành
này không còn dùng để mưu sinh mà trở thành thú vui tao nhã hòa
quyện với thiên nhiên.
Tranh Tứ Dân miêu tả
cuộc sống bình dị của 4 tầng lớp lao động trong xã hội. Hơn thế
nữa, nhiều thợ điêu khắc gỗ còn kết hợp Tứ Dân và Tứ Quý để tạo
nên bức tranh phong cảnh vô cùng sinh động. Ở đó, ta có thể cảm nhận
được nét thư thả, yên bình và hòa mình vào thiên nhiên đất trời. Đặc
biệt, trong các bức họa Tứ Dân không hề xuất hiện giai cấp cầm quyền
trong xã hội.
Nhiều người treo tranh
gỗ Tứ Dân trong nhà với mong cầu cuộc sống yên bình và thanh thản.
Song song đó, nét bình dị và gần gũi của tranh Tứ Dân cũng mang đến
vẻ đẹp ấm áp và nhẹ nhàng cho ngôi nhà.
Xem chi tiết: http://tuonggohungthinh.vn/tich-co-tu-dan-trong-dieu-khac-my-nghe